Phần 1: Cấu trúc làn da mặt của bạn? Cách chăm sóc và bảo vệ những vị trí có làn da nhạy cảm, mỏng manh

07/01/2020 | 2841 |
0 Đánh giá

Để chăm sóc da một cách hiệu quả và an toàn, phụ nữ luôn hướng đến xu thế khỏe và đẹp từ bên trong. Thông qua việc tìm hiểu cơ chế hoạt động của tế bào da từ đó lựa chọn những sản phẩm phù hợp với làn da của mình. Bạn hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc làn da mặt của bạn? Cách chăm sóc và bảo vệ những vị trí có làn da nhạy cảm qua bài viết: Phần 1: Cấu trúc làn da mặt của bạn? Cách chăm sóc và bảo vệ những vị trí có làn da nhạy cảm, mỏng manh dưới đây nhé!

Phần 1: Cấu trúc làn da mặt của bạn? Cách chăm sóc và bảo vệ những vị trí có làn da nhạy cảm, mỏng manh

Để chăm sóc da một cách hiệu quả và an toàn, phụ nữ luôn hướng đến xu thế khỏe và đẹp từ bên trong. Thông qua việc tìm hiểu cơ chế hoạt động của tế bào da từ đó lựa chọn những sản phẩm phù hợp với làn da của mình. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về cấu trúc làn da mặt của bạn? Cách chăm sóc và bảo vệ những vị trí có làn da nhạy cảm.

cau-truc-lan-da-mat-cua-ban-cach-cham-soc-va-bao-ve-nhung-vi-tri-co-lan-da-nhay-cam

Xem thêm: 

Xu hướng làm đẹp

1. Cấu trúc chung của làn da mặt

Cấu trúc chung của làn da mặt gồm 3 lớp: lớp biểu bì, hạ bì và lớp mô dưới da. 

Lớp Biểu bì

Để hiểu đơn giản hơn, lớp biểu bì chính là tầng ngoài cùng của bề mặt da. Chúng ta hoàn toàn có thể chạm được, sờ được. Trong tầng biểu bì chia làm 5 lớp khác nhau với những công dụng và cấu tạo khác nhau:

- Lớp sừng (stratum corneum): là lớp ngoài cùng của tầng biểu bì, là nơi chứa tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn. Lớp sừng hoạt động theo cơ chế bong chóc theo chu kỳ của các tế bào tạo thành các tế bào chết cho da. 

- Lớp bóng (stratum lucidium): chứa các tế bào bị ép nhẹ trở nên bằng phẳng và không thể tách rời phân biệt được.

- Lớp hạt (stratum granulosum): đây là nơi quá trình sừng hóa được bắt đầu. Các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì. 

- Lớp tế bào gai (stratum spinosum): các tế bào keratinocytes sản sinh ra các chất sừng.

- Lớp đáy (stratum basale): là lớp trong cùng của tầng biểu bì, nơi sinh ra các tế bào keratinocytes được sản sinh. 

cau-truc-lan-da-mat-cua-ban-cach-cham-soc-va-bao-ve-nhung-vi-tri-co-lan-da-nhay-cam

Hai lớp quan trọng nhất của tầng biểu bì chính là lớp đáy và lớp sừng. Bởi lẽ, lớp đáy là nơi sản sinh ra các tế bào keratinocytes. Hoạt động sinh sản này có mối quan hệ mật thiết đối với khả năng và thời gian tái tạo làn da. 

Ở một khía cạnh khác, ở lớp sừng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với vai trò bảo vệ da tránh những tác nhân bên ngoài. Các tế bào ở lớp sừng được gắn kết chặt chẽ với nhau bởi các lipid biểu bì. Khi các lipid bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc da sẽ khô, mất nước và không có khả năng bảo vệ da, ngăn chặn những tác nhân từ bên ngoài. Lớp màng lipid này còn giúp duy trì quá trình tiết mồ hôi và bã nhờn. 

Đặc biệt của lớp biểu bì là có độ dày khoảng 0.1 mm, tuy nhiên lớp biểu bì có vị trí mỏng và dày khác nhau. Đối với vùng da dưới bàn chân thì dày hơn, còn mỏng chỉ 0.5 mm ở vùng da quanh mắt. 

Tầng hạ bì (lớp mô mạch liên kết)

Thành phần chính của tầng hạ bì là các hệ thống sợi collagen, sợi đàn hồi và các mô liên kết. Phần cấu trúc này gắn chặt với một chất như gel (có chứa axit hyaluronic), hỗ trợ liên kết hàng ngàn phân tử nước duy trì thể tích của da. 

Có thể nói tầng hạ bì có vai trò quan trọng đến sự săn chắc và bền vững của làn da. Từ những tác nhân bên ngoài như ánh nắng mặt trời, tuổi tác, nhiệt độ hay chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến các hệ thống collagen. Thường thấy, khi chúng ta già đi, sự sản sinh sợi collagen và sợi đàn hồi tự nhiên giảm đi, chức năng liên kết da với các phân tử nước cũng bị suy yếu. Làn da chúng ta khi đó trông thiếu săn chắc, xuất hiện nhiều nếp nhăn và chạy xệ làn da. 

Không chỉ có vai trò quan trọng đến sự săn chắc và đàn hồi tốt ở da, mà tầng hạ bì còn chứa tuyến bã nhờn (nơi sản sinh dầu cho bề mặt da) và tuyến mồ hôi (cơ quan vận chuyển nước và axit lactic tới bề mặt da). Những hợp chất này tạo thành lớp màng hydrolipid bảo vệ da từ những tác nhân bên ngoài. 

Mô dưới da (lớp mỡ dưới da)

Lớp mô dưới da là lớp da ở phía trong cùng hoạt động như một tấm đệm, cách nhiệt cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho cơ thể. 

Lớp mô dưới da bao gồm các tế bào mỡ, các sợi collagen và các mạch máu. 

2. Vị trí có vùng da nhạy cảm, mỏng manh 

Cấu trúc chung của làn da là như vậy, tuy nhiên ở những bộ phận khác nhau thì chúng lại có những đặc điểm riêng biệt, độ dày và mỏng khác nhau chứ không giống nhau hoàn toàn. Chính vì những đặc điểm đó mà chúng ta cần có những biện pháp chăm sóc riêng những vùng da đó. Đó chính là vùng da mắt, vùng da môi.

cau-truc-lan-da-mat-cua-ban-cach-cham-soc-va-bao-ve-nhung-vi-tri-co-lan-da-nhay-cam

a. Cấu trúc vùng da mắt

- Cấu trúc da vùng mắt có lớp biểu bì mỏng hơn, chỉ 0.5 mm. Chính vì lớp biểu bì ở vùng mắt mỏng nên khả năng hoạt động chống lại những tác nhân bên ngoài rất hạn chế. Đây cũng chính là lý do vùng da mắt thường xuất hiện những tổn thương và lộ rõ những dấu hiệu của việc lão hóa rất sớm. 

- Cấu trúc da vùng mắt có ít tuyến nhờn và tuyến mồ hôi hơn so với vùng da ở mũi và má, trán. Rất dễ nhận thấy được tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn ở vùng da mắt không có qua quá trình sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy vùng da mắt rất dễ khô và xuất hiện nếp nhăn. 

cau-truc-lan-da-mat-cua-ban-cach-cham-soc-va-bao-ve-nhung-vi-tri-co-lan-da-nhay-cam

- Cấu trúc vùng da mắt có hệ thống mao mạch dày đặc và lớp mỡ dưới da mỏng. Khi chúng ta căng thẳng, thức khuya hoặc gặp stress, các mao mạch nhanh chóng giãn nở hoặc vỡ ra và hình thành những quầng thâm xung quanh mắt. 

cau-truc-lan-da-mat-cua-ban-cach-cham-soc-va-bao-ve-nhung-vi-tri-co-lan-da-nhay-cam

- Vị trí da vùng mắt hoạt động nhiều hơn so với các vị trí da khác trên khuôn mặt. Một ngày chúng ta cử động mắt qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, nháy mắt, cười, nheo mắt, nhăn mày,... Quá trình đó vô hình chung hình thành những rãnh da, nếp nhăn, vết chân chim sớm hơn những vị trí da khác. 

- Vị trí da vùng mắt luôn có xu hướng được chú ý và trang điểm đậm hơn các vị trí khác. Những thói quen ở quá trình lên vùng da vô cùng nhạy cảm: kẻ mắt, phấn mắt, bấm mi, chuốt mi,... vô hình chung tạo một áp lực lên làn da vốn dĩ đã có sự mỏng manh, nhạy cảm và cấu trúc mỏng hơn những vị trí khác ở khuôn mặt. Chính vì vậy, quá trình chăm sóc da vùng mắt cần được nghiên cứu dựa trên những đặc điểm về cấu tạo da vùng mắt và thói quen hằng ngày. 

cau-truc-lan-da-mat-cua-ban-cach-cham-soc-va-bao-ve-nhung-vi-tri-co-lan-da-nhay-cam

phan-1-cau-truc-lan-da-mat-cua-ban-cach-cham-soc-va-bao-ve-nhung-vi-tri-co-lan-da-nhay-cam

Xem thêm:

Top kem dưỡng mắt mà bạn nên thử

b. Cấu trúc vùng da môi

Cũng như vùng da mắt, da môi cũng là vùng da có cấu trúc đặc biệt và khác so với các vùng da khác trên khuôn mặt. Chúng hoàn toàn mỏng hơn những vùng da khác trên khuôn mặt. 

- Da vùng môi không có Melanocyte, chính vì vậy chúng không có melanin để tạo sắc tố da. 

- Da vùng môi có nhiều mạch máu, lớp biểu bì mỏng hơn so với những vùng da khác. Đặc biệt, da vùng môi cực kỳ mỏng, do đó sắc đỏ của các mạch máu thể hiện rất rõ trên sắc tố môi. Chính vì vậy da vùng môi mềm mại hơn, mỏng manh hơn những vùng da có lớp biểu bì dày.

- Khả năng giữ ẩm của da vùng môi thấp. Da vùng môi không có nang lông và tuyến nhờn để giữ ẩm tự nhiên nên nếu không được chăm sóc và bảo vệ kỹ lưỡng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước và khô môi, thiếu sức sống. 

- Chất lượng và cấu trúc môi sẽ thay đổi theo thời gian. Tuổi càng cao, da càng mỏng, môi mất đi lớp cơ nâng đỡ, cấu trúc xương thay đổi và giảm khối lượng mô mềm dẫn đến một số thay đổi ở vùng quanh miệng. Môi trở nên phẳng, mỏng và kém cân đối. Hơn nữa, các đường nhăn và nếp nhăn phát triển sâu hơn trên môi có thể làm cho son môi chảy vào những đường này, hiện tượng trên được gọi là "sự chảy máu".

Như vậy, cấu trúc của vùng da mắt và vùng da môi chính là những vị trí da có cấu trúc khác biệt, cần được chú ý chăm sóc và bảo vệ "thiên vị" hơn so với những vùng da khác trên khuôn mặt của bạn. Hãy cùng tìm hiểu về cách chăm sóc những vùng da nhạy cảm, mỏng manh ở phần tiếp theo nhé!

Xem thêm:

Phần 2: Cấu trúc làn da mặt của bạn? Cách chăm sóc và bảo vệ những vị trí có làn da nhạy cảm, mỏng manh

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
KOREA COSMETIC BY HÒA LÊ NGUYỄN KHÁNH

Hotline: 0933 750 121 - 0898 147 526

Địa chỉ: 380/52/8 Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Email: hoalenguyenkhanh@gmail.com

Website: www.hoalenguyenkhanh.com

Fanpage: Hòa Lê Nguyễn Khánh Cosmetic & More


Tin tức liên quan

Bình luận