6 dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn mang thai

07/07/2020 | 882 |
0 Đánh giá

6 dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn mang thai. Thời kỳ mang thai là thời kỳ vô cùng quan trọng đối với trẻ và mẹ. Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống của người phụ nữ khi mang thai. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy, thời kỳ mang thai người mẹ phải bổ sung những dưỡng chất gì? Nên chọn những thực phẩm nào cho phù hợp? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

6 dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn mang thai

6 dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn mang thai. Thời kỳ mang thai là thời kỳ vô cùng quan trọng đối với trẻ và mẹ. Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống của người phụ nữ khi mang thai. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy, thời kỳ mang thai người mẹ phải bổ sung những dưỡng chất gì? Nên chọn những thực phẩm nào cho phù hợp? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

6-duong-chat-can-thiet-cho-giai-doan-mang-thai

1. Sắt

Sắt là một vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể bởi sắt là nguyên liệu để tổng hợp hemoglobin (chất có mặt trong tế bào hồng cầu), tham gia vào quá trình cấu tạo thành myoglobin (sắc tố hô hấp của cơ thể) đặc biệt tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Chính vì vậy, phụ nữ trong thời kì mang thai cần bổ sung lượng sắt cho cơ thể để sản xuất lượng máu dường như gấp đôi để nuôi cả 2 mẹ con. 

Những hậu quả của việc thiếu sắt phải kể đến như: 

- Đối với mẹ: gây thiếu máu hồng cầu nhỏ ở mẹ, nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, tai biến sản khoa,...

- Đối với bé: nhẹ cân, giảm phát triển trí tuệ, thiếu máu sau sinh,...

Có nhiều cách để bổ sung sắt cho mẹ và bé:

- Bằng chế độ ăn: Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, nghêu, sò, ốc, hến, ngũ cốc, gan, tiết,... các loại rau màu xanh,...

- Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất qua chế độ ăn, mẹ cần tăng cường uống viên sắt - acid folic/viên đa vi chất để phòng ngừa thiếu máu và dị tật của trẻ nhỏ. 

Trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

2. Canxi

Canxi là một trong những chất cấu tạo, hình thành xương. Sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là khung xương của thai nhi ở thời kì hình thành trong bụng mẹ. Chế độ ăn và của mẹ bầu không đủ cấp canxi sẽ dẫn đến tình trạng sau:

- Đối với mẹ: cơ thể mẹ sẽ rút canxi từ trong các tế bào ở cơ thể để bù lại lượng thiếu cho thai, nên mẹ dễ bị đau nhức xương, răng dễ vỡ,...

- Đối với thai nhi: có thể bé sẽ bị còi xương.

Một số những loại thực phẩm chứa nhiều canxi: sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, tôm, cua, cá,... Vừa bổ sung qua các thực phẩm để cơ thể tổng hợp và vừa sử dụng các viên uống vitamin để bổ sung dưỡng chất là một biện pháp thiết yếu. 

6-duong-chat-can-thiet-cho-giai-doan-mang-thai

3. Acid Folic (vitamin B9)

Acid Folic đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tế bào máu và giúp ống thần kinh trong não và tủy sống của bé phát triển. Nếu thiếu đi Acid Folic trong thời kỳ đầu trước khi mang thai sẽ gây nên hiện tượng dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Do vậy, việc bổ sung Acid Folic rất quan trọng trong thời kỳ mang thai. 

Vậy, mỗi ngày cần bổ sung bao nhiêu Acid Folic? Theo các nhà khoa học, bà bầu cần 300 - 400mcg/ngày. Thông qua nhiều cách thức như các thực phẩm: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,... hoặc có thể sử dụng viên uống trực tiếp để bổ sung Acid Folic. 

4. Kẽm

Kẽm là một trong những thành phần kích thích sự tăng trưởng ở trẻ em. Kẽm tham gia vào quá trình hoạt động của trên 300 enzym khác nhau, được xem như chất xúc tác không thể thiếu của ARN polymerase trong quá trình nhân bản ADN. 

Kẽm duy trì và tổng hợp protein cho cơ thể, giúp phân chia, sinh trưởng và tái sinh tế bào một cách bình thường giúp bào thai tăng trưởng và phát triển. 

Khi thiếu dưỡng chất này, các bà bầu khi mang thai sẽ có những biểu hiện như sau: 

- Đối với các mẹ bầu: thiếu kẽm sẽ xuất hiện tình trạng khó ăn uống và ốm nghén ở thời gian đầu khi mang thai. Nếu quá trình đó kéo dài sẽ gây tác động lớn đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. 

Nếu xuất hiện những biểu hiện trên, bạn cần xem lại thực đơn hằng ngày cũng như quá trình bổ sung dinh dưỡng của bản thân. Qua đó nếu thấy cần thiết bạn có thể đến gặp bác sĩ để có chỉ định khoa học và chính xác nhất.

Đối với các mẹ đang mang bầu (từ 19 tuổi trở lên) nên bổ sung 11mg/ngày. 

Trong các thực phẩm thường ngày, một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng kẽm cao: ngũ cốc và thịt đỏ, tôm, cua, sò ốc, thịt gia cầm, đậu các loại, sản phẩm từ sữa. 

6-duong-chat-can-thiet-cho-giai-doan-mang-thai

5. iod

Không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với người bình thường mà iod còn có vai trò quan trọng trong thời kỳ mang thai của các bà mẹ. 

6-duong-chat-can-thiet-cho-giai-doan-mang-thai

Trong một ngày, phụ nữ có thai cần cung cấp đủ từ 175mcg đến 200mcg icd. Khi cơ thể thiếu đi iod sẽ gây ra những ảnh hưởng như: gây xảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non; khi thiếu iod nặng trẻ có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn; trẻ sơ sinh có thể bị khuyết tật bẩm sinh như nói giọng, điếc, câm, liệt bộ phận của cơ thể,...

iod có hàm lượng cao trong muối ăn, muối hạt, hay từ cá biển, sò, rong biển,...

6. Các loại vitamin cần thiết (vitamin A, vitamin D, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C)

Tất cả các vitamin đều có tầm quan trọng đối với cơ thể của bé và quá trình mang thai của mẹ. 

6-duong-chat-can-thiet-cho-giai-doan-mang-thai

- Vitamin A

Đối với loại vitamin A, chúng không nên sử dụng quá nhiều và cũng không nên sử dụng quá ít dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin A. 

Mỗi ngày, mẹ bầu cần 600mcg vitamin A. 

Vitamin A được cơ thể tổng hợp qua các chất có trong các thực phẩm: trứng, sữa, gan,... Nếu sử dụng vitamin A vượt mức cho phép, thai nhi có thể bị dị dạng. Chính vì vậy, đối với một số loại thuốc trị mụn (thuốc uống) có thành phần vitamin A cao thì phụ nữ cần lưu ý theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. 

- Vitamin D

Cũng là một loại vitamin chứa trong thực phẩm: bơ, trứng, sữa,...

Loại vitamin này, rất quan trọng trong quá trình hấp thu canxi, phospho. Nhu cầu vitamin D cho bà bầu khoảng 800UI/ngày. 

Vitamin D còn được hấp thụ bằng cách tắm nắng hằng ngày. Trong khung giờ từ khi mặt trời mọc đến trước 9h sáng là thời điểm lý tưởng để tắm nắng, cơ thể tổng hợp vitamin D. 

- Vitamin B1 

Vitamin B1 thực ra có trong các thực phẩm sử dụng thường xuyên mỗi ngày, như: men bia, cám gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc, quả hạch, thịt heo, bò, gà,... Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa glucid. 

Phụ nữ có thai cần bổ sung vitamin B1 để tránh nguy cơ tê phù trong giai đoạn mang thai. Theo lời khuyên của bác sĩ, nhu cầu vitamin B1 sẽ tăng theo lượng glucid ăn vào. Khi có thai hay cho con bú, nhu cầu vitamin B1 cũng tăng lên (khoảng 0,6mg/1000 kcal).

- Vitamin B2

Loại vitamin này có chức năng quan trọng trong việc tạo máu, thúc đẩy chiều cao, hỗ trợ thị giác và quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiếu vitamin B2 khi mang thai sẽ tăng nguy cơ tiền sản giật. Thường thì hàm lượng vitamin B2 có nhiều trong sữa, bánh mì, các loại rau, đậu,...

Bên cạnh việc bổ sung các loại vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết bằng việc ăn uống các thực phẩm thì mẹ bầu nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng để đảm bảo cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. 

Vitamin cho bà bầu Vitabiotics Pregnacare Plus Omega 3 dùng trong suốt thai kỳ của UK cung cấp 19 chất dinh dưỡng quan trọng cho cả mẹ và bé. Các chuyên gia Pregnacare đã phát triển viên nang với hàm lượng dưỡng chất nằm trong mức an toàn và vừa đủ, chứ không phải quá nhiều cho việc mang thai.

Xem thêm:

Vitamin cho bà bầu Vitabiotics Pregnacare Plus Omega 3 dùng trong suốt thai kỳ của UK

6-duong-chat-can-thiet-cho-giai-doan-mang-thai

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
KOREA COSMETIC BY HÒA LÊ NGUYỄN KHÁNH

Hotline: 0933 750 121 - 0898 147 526

Địa chỉ: 380/52/8 Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Email: hoalenguyenkhanh@gmail.com

Website: www.hoalenguyenkhanh.com

Fanpage: Hòa Lê Nguyễn Khánh Cosmetic & More


Tin tức liên quan

Bình luận