Vết bầm tím: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

17/07/2020 | 1726 |
0 Đánh giá

Vết bầm tím: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị. Quá trình sinh hoạt, hoạt động và làm việc của con người sẽ đôi khi gây ra những vết thương. Đó tuy nhỏ nhưng rất có thể gây nguy hiểm hay là biểu hiện của những bệnh lý khác mà chúng ta chưa biết đến. Vết bầm tím cũng vậy. Chúng không hề xa lạ với chúng ta trong cuộc sống. Tuy vậy, nhưng bạn đã có kiến thức đầy đủ về nguyên nhân hình thành, những triệu chứng thường xuất hiện, những cách điều trị vết bầm tím? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Vết bầm tím: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Quá trình sinh hoạt, hoạt động và làm việc của con người sẽ đôi khi gây ra những vết thương. Đó tuy nhỏ nhưng rất có thể gây nguy hiểm hay là biểu hiện của những bệnh lý khác mà chúng ta chưa biết đến. Vết bầm tím cũng vậy. Chúng không hề xa lạ với chúng ta trong cuộc sống. Tuy vậy, nhưng bạn đã có kiến thức đầy đủ về nguyên nhân hình thành, những triệu chứng thường xuất hiện, những cách điều trị vết bầm tím? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

vet-bam-tim-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri

1. Hiểu biết chung về vết bầm tím

Vết bầm tím là hiện tượng xuất hiện trên da, mắt thường có thể nhìn thấy được. Nó là tình trạng da đổi màu, do vỡ mạch máu nhỏ dưới da và gây rỉ máu sau những lần trấn thương hay va chạm. Máu từ các mạch tổn thương sẽ tập trung gần bề mặt da và chúng ta sẽ nhìn thấy bằng mắt thường một vết màu xanh đen. Vết này do các tế bào hồng cầu và thành phần của máu gây đổi màu da thường. 

2. Triệu chứng thường gặp

Các vết bầm tím sẽ có những triệu chứng như sau:

- Khi đầu, một vết bầm mới sẽ có thể nổi hơi đỏ, sau đó chuyển sang màu xanh hoặc màu tím đậm trong khoảng một vài giờ đồng hồ và sẽ chuyển thành màu vàng hoặc xanh lá cây sau vài ngày khi vết bầm lành.

- Vết bầm tím có thể gây cảm giác đau. Những ngày đầu, vết bầm tím có thể cho người bị thương cảm giác đau và nhức. 

- Vùng bầm tím da thường không bị tổn thương nên không có nguy cơ mắc nhiễm trùng. 

3. Nguyên nhân hình thành vết bầm tím

Vết bầm tím có thể được hình thành từ một số nguyên nhân sau:

- Vết bầm tím cho sự va chạm mạnh. Trường hợp này xảy ra đối với một số vận động viên, những người chơi thể thao các môn điền kinh, bóng chuyền, bóng đá, cử tạ,... Hoặc trong quá trình sinh hoạt, làm việc, bạn vô tình va chạm phải những vật cứng: cột, cạnh bàn, cánh cửa xe ô tô, va chạm xe máy,...

vet-bam-tim-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri

- Vết bầm tím xuất hiện là biểu hiện liên quan đến một số bệnh lý: rối loạn chảy máu, chảy máu cam thường xuyên hoặc chảy máu nướu răng,...

- Vết bầm tím xuất hiện ở những người cao tuổi. Bởi lẽ, da trở nên mỏng hơn vì tuổi tác. Các mô nâng đỡ mạch máu nằm bên dưới trở nên mỏng và yếu hơn đối với những người cao tuổi;

vet-bam-tim-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri

- Những người sử dụng thuốc kháng đông máu cũng dễ có vết bầm tím hơn;

- Vết bầm tím xuất hiện ở sau bàn tay và cánh tay (còn gọi là ban xuất thuyết quang hóa hay xuất huyết mặt trời) xảy ra do da mỏng và thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 

4. Nguy cơ mắc phải những vết bầm tím

- Vết bầm tím có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Đặc biệt đối với những người thường xuyên vận động thể thao, những người cao tuổi,...

- Những người thiếu hụt Vitamin C;

- Lạm dụng rượu, bia;

- Một số tình trạng sức khỏe, bao gồm bệnh bạch cầu, ưa chảy máu Hemophilia, bệnh gan, Cushing, hội chứng Ehlers-Danlos, bệnh mô liên kết, thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu máu bất sản, có thể dẫn đến bầm tím và chảy máu.

- Một số loại thuốc có thể gây bầm tím.

5. Cách điều trị hiệu quả vết bầm tím

Đối với từng mức độ bầm tím mà chúng ta có những cách điều trị hiệu quả. Đối với những trường hợp nặng, thường xuyên bị lại ở cùng một vị trí cần đi khám bác sĩ để có hướng điều trị và theo dõi kịp thời. 

Khi đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và hướng dẫn kiểm tra khoa học để chắc chắn không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.

vet-bam-tim-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Nếu bạn biết cách khắc phục tình trạng vết thương ngay từ khi mới bị thì chúng sẽ hạn chế được phần nào vết bầm tím:

- Chườm lạnh bằng túi nước đá hoặc túi rau đông lạnh ở vùng da bị ảnh hưởng trong 20 - 30 phút để tăng tốc độ phục hồi và giảm sưng. Lưu ý: bạn tuyệt đối không chườm trực tiếp đá lên da mà hãy lấy vải bọc đá lại rồi áp lên da. 

vet-bam-tim-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri

vet-bam-tim-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri

vet-bam-tim-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri

- Đối với các vết thương có thể xuất hiện vết bầm tím ở chân hoặc bàn chân thì hãy nâng chân lên cao càng nhiều càng tốt trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi bị thương;

- Dùng khăn ấm chườm lên vết bầm trong 10 phút hoặc lâu hơn sau khoảng 48 tiếng bị thương, thực hiện 2 - 3 lần một ngày để làm tăng lưu lượng máu đến vùng bị thâm tím, giúp da hấp thu máu nhanh hơn. Đối với các vùng da ở trên mặt, bạn có thể sử dụng nhiệt độ vừa phải của một quả trứng gà luộc. 

vet-bam-tim-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri

Bạn có thể kết hợp sử dụng Dầu nóng xoa bóp Hàn Quốc Antiphlamine. Dầu nóng xoa bóp Hàn Quốc Antiphlamine giảm nhức mỏi và đau nhức nhanh chóng và điều trị các chứng đau: đau đầu do thời tiết, đau do hoạt động sai tư thế, ít vận động, hoặc hoạt động quá mức. Dầu Xoa Bóp Hàn Quốc làm giảm đâu một số nguyên nhân: như bị con trùng cắn, vết thâm tím do ngã xa, va đập. 

Xem thêm: 

Dầu nóng xoa bóp Hàn Quốc Antiphlamine

vet-bam-tim-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
KOREA COSMETIC BY HÒA LÊ NGUYỄN KHÁNH

Hotline: 0933 750 121 - 0898 147 526

Địa chỉ: 380/52/8 Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Email: hoalenguyenkhanh@gmail.com

Website: www.hoalenguyenkhanh.com

Fanpage: Hòa Lê Nguyễn Khánh Cosmetic & More


Tin tức liên quan

Bình luận