Cấy tóc sinh học là gì? Cấy tóc tự thân là gì? Cái nào tốt hơn và cách chăm sóc tóc như thế nào
Cấy tóc sinh học và cấy tóc tự thân được biết đến là một phương pháp làm đẹp cho tóc một cách hiệu quả. Tuy nhiên ít người có thể hiểu rõ về từng phương pháp này. Họ thường thắc mắc cấy tóc sinh học là gì? Cấy tóc tự thân là gì? Phương pháp nào sẽ đem đến hiệu quả cao hơn? Làm sao để chăm sóc tóc sau khi cấy? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này
Cấy tóc sinh học là gì? Cấy tóc tự thân là gì? Cái nào tốt hơn và cách chăm sóc tóc như thế nào
“Cấy tóc” chính là phương pháp làm đẹp khá phổ biến dùng để khắc phục tình trạng hói đầu. Trong đó, chúng chia thành hai loại chính là cấy tóc sinh học và cấy tóc tự thân. Vậy cấy tóc sinh học là gì? Cấy tóc tự thân là gì? Cách nào sẽ tốt hơn và chăm sóc tóc như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Cấy tóc tự thân là gì?
Cấy tóc tự thân chính là việc bạn sử dụng những nang tóc củamình sau đó thực hiện cấy vào vùng thiếu tóc. Lúc này, phần tóc cấy sẽ nhanh chóng bám chắc vào da đầu đồng thời sẽ hấp thụ được các dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh hơn. Khi sử dụng phương pháp này, bạn được các chuyên gia dùng máy khoan để lấy từng gốc tóc ra khỏi da đầu một cách chính xác để thực hiện việc cấy tóc. Phương pháp cấy tóc tự thân sẽ lấy gốc tóc ra nhưng vẫn giữ được nguồn dinh dưỡng để nuôi tóc phát triển. Đặc biệt, các gốc tóc khi lấy ra đều có đủ phần chân và thân tóc.
Ưu điểm khi sử dụng cấy tóc tự thân, bạn sẽ không phải trải qua sự đau đớn khi cắt một mảng da đầu để lấy tóc. Bạn sẽ được tách tóc từng sợi một bằng những thiết bị chuyên dụng thường dùng trong quá trình này. Do đó, đây chính là phương pháp đem đến hiệu quả cao giúp khắc phục tình trạng thiếu tóc, rụng tóc hoặc hói đầu. Mặt khác, phương pháp này lúc thực hiện sẽ không để lại sẹo, không sưng, không đau. Hơn nữa, bạn có thể lấy tóc nhiều lần và sau khi cấy sẽ không có đường sẹo rạch sau đầu.
Tuy nhiên, cấy tóc tự thân thường có chi phí cấy tóc rất cao, lớn hơn và chênh lệch khá nhiều so với cấy tóc sinh học. Do đó, bạn cần phải chuẩn bị một số kinh phí lớn khi thực hiện phương pháp này.
Cấy tóc sinh học là gì?
Đối với phái đẹp, khái niệm này có thể đã quá quen thuộc tuy nhiên ít ai có thể hiểu rõ nét về nó. Cấy tóc sinh học được hiểu như là phương pháp cấy tóc sử dụng loại tóc nhân tạo. Hay có thể gọi với tên gọi khác là tóc giả. Khi cấy tóc sinh học, bạn sẽ dùng tóc giả để cấy vào phần tóc thưa ít, mỏng hoặc phần đầu bị hói. Tuy nhiên, khi dùng phương pháp này bạn nên cân nhắc thật kỹ càng bởi khi dùng cấy tóc sinh học bạn sẽ được nối tóc trực tiếp vào da đầu sẽ dễ dẫn đến tình trạng da đầu bị tổn thương.
Ưu điểm của phương pháp này chính là thời gian thực hiện diễn ra nhanh hơn. Bạn sẽ không phải qua bước lấy nang tóc và chiết tách. Hơn nữa, bạn sẽ hạn chế được tối da những hoạt động xâm lấn ở phần da đầu và không phải lo lắng tình trạng thiếu tóc trong khi thực hiện quy trình.
Tuy nhiên, nếu cấy tóc sinh học thành công thì trong thời gian sử dụng bạn sẽ phải gặp nhiều khó khăn hơn. Bởi vì tóc không mọc ra tự thân nên việc bạn muốn thay đổi các kiểu tóc cũng khó thực hiện được. Đồng thời khi bạn gội đầu, sấy, ép, nhuộm hoặc tạo kiểu tóc sẽ nhanh hủy hoại tóc sinh học đã cấy.
Nhìn ở khía cạnh khác, khi cấy tóc sinh học, bạn sẽ sử dụng loại tóc tổng hợp để cấy trực tiếp. Đối với những người có sức khỏe không đảm bảo, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ dễ dàng phản ứng với tóc mới cấy. Lúc này, bạn sẽ phải đối mặt với những tình trạng như viêm tại chỗ hoặc tăng sừng tại chân tóc được cấy. Ngoài ra, phần da chỗ bạn cấy tóc có thể xuất hiện hiện tượng viêm hoặc dày sừng chân tóc. Nếu nặng hơn, bạn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, rụng luôn phần tóc hiện tại. Đây là những mặt khác khi bạn sử dụng phương thức cấy tóc sinh học. Đặc biệt, khi sử dụng nguồn gốc tóc không đảm bảo hoặc lựa chọn những nơi thực hiện không uy tín, bạn có thể gặp phải những hậu quả khó lường tới.
Cấy tóc tự thân hay cấy tóc sinh học tốt hơn? Nên chăm sóc tóc như thế nào?
Nhìn một cách tổng quát, mỗi phương pháp đều giúp bạn khắc phục được tình trạng rụng tóc, tóc mỏng hoặc hói đầu. Đồng thời giữa chúng đều có một ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên nếu được chọn lựa, bạn nên cân nhắc việc sử dụng phương pháp cấy tóc tự thân bởi nó đem đến những ưu điểm vượt bậc và sẽ ít gặp phải những rủi ro khi thực hiện. Phải kế đến một số tác dụng nổi bật của cấy tóc tự thân như:
- Trước hết, khi sử dụng phương pháp này bạn sẽ không phải trải qua quá trình phẫu thuật. Vì thế những cảm giác đau, sưng sẽ không có. Ngoài ra, cấy tóc tự thân sẽ không để lại sẹo.
- Cấy tóc tự thân không phải cắt một mảng da đầu để lấy tóc và bạn cũng sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian để nghĩ dưỡng.
- Tóc khi cấy sẽ vô cùng đẹp tự nhiên, độ dày tóc vừa phải và luôn chắc khỏe và ngăn ngừa những tình trạng rụng tóc tái phát.
- Thời gian làm nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao
Cách chăm sóc tóc sau khi cấy tóc
1. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Sau khi cấy tóc, bạn sẽ phải trải qua cảm giác đau nhức ở khu vực tóc được cấy. Tuy nhiên đừng vì cơn đau này mà bạn sử dụng thuốc một cách tùy ý. Hãy sử dụng thuốc theo đúng yêu cầu và chỉ định của bác sĩ để giảm cơn đau. Hoặc có thể dùng một phương pháp giảm đau đơn giản chính là nước đá. Bạn nên dùng nước đá để chườm lạnh phần đau nhức từ 15 đến 20 phút để cảm nhận hiệu quả giảm đau và giảm sưng.
2. Luôn thật cẩn thận với khu vực cấy tóc
Bạn phải luôn thật cẩn thận với khu vực vừa cấy tóc xong. Không nên chạm vào chúng hoặc chà xát quá mạnh sẽ khiến các mảnh ghép trong lúc cấy tóc bị tróc ra. Lúc này, bạn sẽ dễ dàng gặp phải trình trạng nhiễm trùng rất cao.
3. Không nên gội đầu ngay lập tức sau khi cấy tóc
Bạn không nên gội đầu ngay lập tức. Hãy để da đầu và tóc của bạn được nghỉ ngơi ít nhất 48 giờ sau khi cấy tóc. Sau khi được nghỉ ngơi, bạn có thể gội đầu bằng nước ấm và đặc biết phải sử dụng các sản phẩm dầu gội thiên nhiên nhẹ dịu cho da đầu. Thực hiện thao tác này trong 2 tuần rồi sau đó trở lại chăm sóc tóc như ban đầu bạn hay làm.
4. Loại bỏ vảy vào đúng thời điểm
Bạn có thể loại bỏ và chữa lành vảy chỉ khi thật sự đúng thời điểm. Sau một tuần cấy tóc bạn có thể loại bỏ chúng bằng việc thoa dầu xả tóc 5 phút trước khi tắm. Thực hiện công việc này sẽ giúp làm mềm vảy và khiến chúng dễ bong ra nhanh hơn.
5. Không sử dụng hóa chất lên tóc
Trong vòng 1 tháng sau khi cấy tóc, bạn không nên sử dụng bất kì một hóa chất nào lên tóc. Hãy tránh xa các việc tẩy tóc, uốn tóc hoặc nhuộm tóc trong khoảng thời gian này để tránh những tổn thương cho tóc và da đầu.
6. Hạn chế tối đa việc căng thẳng, vận động mạnh đồng thời hãy kiên nhẫn trong việc chăm sóc tóc
Ngoài những bước chăm sóc tóc, bạn nên hạn chế đi việc căng thẳng và vận động mạnh sẽ ảnh hưỡng đến phần tóc vừa mới cấy. Mặt khác, quy trình chăm sóc tóc nên diễn ra liên tục và thường xuyên để tóc nhanh chóng được phục hồi. Do đó, bạn hãy kiên nhẫn để thu được hiệu quả.
Nếu có ý định sử dụng phương pháp làm đẹp này, bạn nên cân nhắc và chọn lựa một phương pháp thật phù hợp với bản thân nhé. Ngoài ra đừng quên việc chăm sóc tóc thật kỹ lưỡng và kiên trì sau khi cấy tóc để tóc nhanh chóng phục hồi và khỏe đẹp.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
KOREA COSMETIC BY HÒA LÊ NGUYỄN KHÁNH
Hotline: 0933 750 121 - 0898 147 526
Địa chỉ: 380/52/8 Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
Email: hoalenguyenkhanh@gmail.com
Website: www.hoalenguyenkhanh.com
Fanpage: Hòa Lê Nguyễn Khánh Cosmetic & More
Xem thêm