Khi nào nên xài ủ tóc?

15/02/2020 | 2394 |
0 Đánh giá

Trong các bước chăm sóc tóc của bạn đã có bước ủ tóc hay chưa? Thật ra ủ tóc sẽ mang lại cho rất nhiều lợi ích cho bạn, giúp bạn có được một mái tóc suôn mượt, khỏe khoắn và giúp cho việc chăm sóc tóc trở nên hoàn hảo hơn. Và bài viết hôm nay sẽ giải đáp cho các bạn các vấn đề liên quan đến việc chăm sóc tóc với chủ đề “Khi nào nên xài ủ tóc”, mời các bạn theo dõi nhé!

Khi nào nên xài ủ tóc?

1. Vì sao phải ủ tóc?

Mái tóc đẹp luôn là niềm mơ ước của các cô gái thế nên nhiều bạn nữ chúng ta đã bỏ rất nhiều công sức để chăm sóc mái tóc của mình. Tuy nhiên, tóc chúng ta cũng rất dễ bị hư tổn bởi những thói quen làm đẹp của các bạn nữ như là sấy, duỗi, uốn, nhuộm, xịt keo, tạo kiểu,.... Bên cạnh đó, tác hại của một số loại dầu gội, dầu xả hóa chất hay khói bụi, nắng nóng cũng sẽ làm tóc bạn tổn thương. Vì thế, ủ tóc được coi là một giải pháp chăm sóc tóc chuyên giúp tóc phục hồi khỏi những hư tổn. Sản phẩm dùng để ủ tóc còn được gọi là kem ủ tóc có chứa các thành phần tự nhiên và hóa học có tác dụng nuôi dưỡng tóc chắc khỏe và mềm mượt từ bên trong.

Các sản phẩm ủ tóc hiện nay thường chứa một số thành phần phổ biến như trà xanh, gừng, hạnh nhân, macca, olive,.. Đây là những thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên tác dụng cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho tóc, giúp tóc mềm mượt. Bên cạnh, một số dòng kem ủ tóc còn chứa keratin và protein mang lại hiệu quả cao trong việc hồi phần tóc bị hư tổn, giảm tình trạng tóc yếu gãy, chẻ ngọn.

Sự khác biệt lớn nhất giữa kem xả tóc và kem ủ tóc chính là kem xả chỉ có khả năng cung cấp độ ẩm và dưỡng chất giúp tóc bóng mượt tức thì trong khi kem ủ tóc sẽ mang lại hiệu quả lâu dài và chuyên sâu hơn vì các dưỡng chất trong kem ủ có khả năng thẩm thấu sâu, giúp phục hồi lại mái tóc đã bị tổn thương do hóa chất, do các tác động môi trường, nhiệt độ của máy duỗi, máy uốn,... Trong kem ủ tóc có các hạt dưỡng chất tác động mạnh và sâu hơn vào tóc, nó thích hợp để phục hồi tóc hư tổn từ bên trong. Chính vì vậy, để mái tóc được nuôi dưỡng từ sâu bên trong thì bạn cũng nên dành thời gian để ủ tóc từ 1-2 lần/tuần.

Tùy theo tình trạng tóc và nhu cầu mà bạn có thể sử dụng những loại kem ủ cho phù hợp như kem ủ phục hồi hư tổn cho mái tóc uốn nhuộm, kem ủ phục hồi tóc chẻ ngọn, cháy nắng, kem ủ dành riêng cho tóc yếu dễ gãy rụng,....

Xem thêm:

Nắm bắt những xu hướng làm đẹp hiện nay

2. Cách ủ tóc hiệu quả tại nhà

Bước 1: Gội đầu để làm sạch tóc

Bước gội đầu sẽ giúp cho những dưỡng chất có trong kem ủ dễ dàng đi sâu vào từng chân tóc hơn, giúp việc dưỡng tóc đạt hiệu quả cao. Dựa theo tình trạng tóc mà bạn có thể lựa chọn loại dầu gội phù hợp để làm sạch da đầu nhẹ nhàng và chỉ nên sử dụng nước lạnh để gội để tóc bạn không bị khô. Sau khi gội xong, có thể dùng khăn để thấm bớt nước nhưng đừng lau tóc quá khô nhé!

Bước 2: Ủ tóc

Sau khi tóc đã được làm sạch, bước tiếp theo bạn sẽ chia tóc thành 4 phần và bôi kem từ gốc tới ngọn và đừng bôi sát vào chân tóc sẽ làm tóc bị bết và dễ bị gàu. Chia tóc như thế giúp bạn bôi kem ủ dễ hơn và đảm bảo kem ủ sẽ thấm đều vào tóc, tránh tình trạng chỗ nhiều chỗ ít, chỗ có chỗ không. Khi bôi kem ủ, các bạn nữ chú ý bôi kỹ và nhiều hơn ở ngọn tóc vì đây là phần tóc mà nhận được ít dưỡng chất nhất nên bị hư tổn và yếu hơn những nơi khác.

Buộc gọn phần tóc đã được bôi kem ủ và dùng nón tắm hoặc khăn ấm trùm toàn bộ phần tóc. Nhiệt độ giúp cho biểu bì tóc mở ra để dưỡng chất thấm sâu vào bên trong hơn.

Thời gian ủ tóc hợp lý là từ 10-30 phút tùy vào mức độ khỏe của tóc.  Không nên ủ tóc quá lâu, như thế sẽ làm tóc bị nhờn và bết rít.

Bước 3: Xả tóc với nước sạch 

Sau khi ủ tóc khoảng 10-30 phút thì tháo nón/khăn ủ ra và xả sạch với nước lạnh. Nước lạnh sẽ làm biểu bì tóc đóng lại để dưỡng chất lưu lại bên trong sợi tóc. Cũng không cần phải dùng thêm kem xả, như vậy chỉ làm tóc bết dính nhiều hơn chứ không có tác dụng gì nhiều cả.

Bước 4: Sấy tóc

Dùng khăn sạch lau khô tóc và sử dụng máy sấy tóc để ở chế độ mát để làm khô tóc nhẹ nhàng. Ngoài ra thì bạn cũng có thể lau khô và để tóc khô tự nhiên mà không cần phải dùng đến máy sấy. Sau khi ủ tóc xong, bạn có thể thoa lên tóc 1 ít tinh dầu dưỡng tóc để giúp mái tóc trở nên mượt mà và có mùi thơm nhẹ nhàng.

3. Những lưu ý nhỏ khi ủ tóc

Để việc ủ tóc đạt hiểu quả cao mà ít tốn thời gian cũng như có thể tiết kiệm được nhiều nhất thì các bạn lưu ý một số điểm nhỏ sau đây:

  • Thông thường, mỗi tuần chỉ nên ủ tóc 1lần/tuần, đối với những mái tóc xơ rối, hư tổn nặng thì có thể thực hiện 2 lần/tuần.
  • Không ủ tóc khi tóc đang bẩn và nhiều gàu. Như vậy, các chất bẩn có trong tóc sẽ bị hòa nhập vào cùng chất ủ làm tóc bị bết dính và không thể hấp thu được các thành phần có trong kem ủ.
  • Không ủ tóc trong tình trạng tóc ướt đẫm. Điều này sẽ khiến các thành dưỡng chất có trong kem ủ bị “loãng” và khiến tóc bết dính, gây lãng phí kem ủ tóc và bước ủ tóc trở nên kém hiệu quả.
  • Lựa chọn đúng loại kem ủ cho tóc. Việc lựa chọn loại kem ủ theo đặc điểm mái tóc rất quan trọng, nó sẽ quyết định hiệu quả của bước ủ tóc.
  • Không nên ủ tóc trước khi làm đẹp bằng cách uốn, duỗi, nhuộm. Nếu bạn ủ tóc lúc này sẽ khiến cho biểu bì tóc bị thu hẹp, làm cho các chất trong thuốc nhuộm, thuốc duỗi khó thẩm thấu vào tóc làm cho tóc bạn khó lên màu, duỗi sẽ không ăn thuốc.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
KOREA COSMETIC BY HÒA LÊ NGUYỄN KHÁNH

Hotline: 0933 750 121 - 0898 147 526

Địa chỉ: 380/52/8 Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Email: hoalenguyenkhanh@gmail.com

Website: www.hoalenguyenkhanh.com

Fanpage: Hòa Lê Nguyễn Khánh Cosmetic & More


Tin tức liên quan

Bình luận