Những thắc mắc về bệnh vảy phấn hồng và cách trị liệu
Bệnh vảy phấn hồng tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ làn da khiến bạn thiếu đi sự tự tin. Để điều trị căn bệnh này, mọi người cần phải tìm hiểu thật kĩ để lựa chọn cách chữa trị phù hợp. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc về bệnh vảy phấn hồng và bật mí cách trị liệu đem đến hiệu quả cao.
Những thắc mắc về bệnh vảy phấn hồng và cách trị liệu
Ở một số người, bệnh vảy phấn hồng chính là nỗi lo sợ và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, họ vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh này và chưa tìm ra được một cách trị liệu phù hợp. Vậy bệnh vảy phấn hồng là gì? Làm sao để chữa trị? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Bệnh vảy phấn hồng là bệnh gì?
Có lẽ bạn vẫn chưa biết, bệnh vảy phấn hồng chính là một loại phát ban khá phổ biến và nhiều người đã mắc phải. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện những đốm phát ban có hình tròn hoặc hình bầu dục. Những đốm phát ban này sẽ có nhiều kích thước khác nhau nằm trong khoảng từ 2,5 đến 5 cm. Các đốm phát ban này thường xuất hiện nhiều và phổ biến ở vùng ngực, bụng hoặc lưng. Theo thời gian, các đốm này sẽ tự hết từ khoảng 2 đến 8 tuần. Đặc biệt những vết phát ban này sẽ không để lại sẹo làm mất thẩm mĩ da. Căn bệnh này không thể lây lan từ người này sang người khác.
Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh vảy phấn hồng
Đa phần khi mắc bệnh này sẽ không có những triệu chứng nổi bật. Nhưng bạn sẽ cảm giác làn da bị ngứa nhẹ và xuất hiện những vết phát ban màu đỏ hồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận diện được qua một số triệu chứng khác như mệt, sốt, nhức đầu, đau họng... Tuy nhiên, chúng sẽ nhanh chóng tan biết khi các nốt phát ban bắt đầu xuất hiện trên làn da của bạn. Nếu bạn quá lo lắng hoặc gặp những triệu chứng bất thường, bạn nên gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và nhanh chóng điều trị.
Căn bệnh này thường không quá nặng nên bạn có thể tự điều trị. Tuy nhiên trong trường hợp nào bạn nên thăm khám bởi bác sĩ? Đó là khi tình trạng phát ban kéo dài hơn và không có tình trạng giảm. Lúc này bạn hãy đến gặp bác sĩ để chuẩn đoán bệnh và được điều trị và xử lý.
Nguyên nhân gây bệnh, những nguy cơ mắc bệnh? Đối tượng nào dễ mắc bệnh vảy phấn hồng?
Hiện tại vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân dẫn đến căn bệnh vảy phấn hồng. Một vài tài liệu cho thấy căn bệnh này được gây ra bởi sự nhiễm trùng của Herpes nhưng vẫn được được xác định rõ nét và chính xác. Thực tế, căn bệnh này thường có xu hướng xảy ra vào mùa thu hoặc mùa xuân
Bệnh vảy phấn hồng thường xuất hiện nhiều ở nam nhiều hơn nữ và phổ biến. Đối tượng phổ biến là những người ở độ tuổi từ 10 đến 35 tuổi. Đặc biệt, trẻ em có xu hướng mắc bệnh cao hơn người lớn.
Cách điều trị bệnh vảy phấn hồng
1. Sử dụng thuốc để điều trị
Thông thường căn bệnh vẩy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh sau 4-8 tuần không cần phải dùng thuốc. Do đó, việc đầu tiên trong quá trình điều trị chính là việc kiểm soát các triệu chứng ngứa trên làn da. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng lại bệnh này như acyclovir, famciclovir hay kháng sinh erythromycin. Những loại thuốc này có thể đem đến khả năng làm rút ngắn thời gian kéo dài của vẩy phấn hồng xuống 1-2 tuần.
Khi gặp phải trường hợp ngứa nhiều, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc bôi để sử dụng kèm theo. Theo đó, bạn sẽ dùng thêm một số loại như kem, pommade có steroid, elomet, Flucinar, Diprosone, Dermovate, Lorinden…giúp giảm ngứa và sang thương bớt đỏ.
Một số sản phẩm dùng kèm như: Xà phòng có hắc ín, salicylic acid làm bong vẩy. Polytar bar, SASTID bar.
Ngoài ra, bạn sẽ phải uống thêm một số loại thuốc như: thuốc kháng histamines, Cetirizine (Zyrtec), Fexofenadine (Allegra, Telfast) Diphenhydramine (Benadryl), Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), Clemastine (Tavist), Loratadine (Claritin).
Để ngăn chặn và làm giảm cảm giác khó chịu, bạn nên tắm với nước ấm và dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều để giảm độ ngứa ngáy trên da. Nên nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt, môi trường nhà cửa sạch sẽ và được vệ sinh kĩ càng.
2. Dùng phương pháp quang trị liệu
Phương pháp quang trị liệu được thực hiện bằng việc cho da tiếp xúc với tia cực tím một cách thường xuyên. Tuy nhiên phương pháp này phải được giám sát kĩ lưỡng từ bác sĩ và nhân viên y tế để đảm bảo độ an toàn đối với da. Thực hiện phương pháp quang trị liệu, bạn sẽ phải trải qua nhiều liệu pháp ánh sáng khác nhau bao gồm
- Ánh sáng cực tím B (UVB
- Ánh sáng mặt trời:
- Psoralen + UVA (PUVA)
- Điều trị bằng Laser
3. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Để bệnh nhanh chóng bình phục, bạn nên ăn uống đầy đủ chất, bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời bổ sung thêm các vitamin A, C để tăng sức đề kháng và nhanh chóng khỏi bệnh.
4. Thực hiện lối sống lành mạnh
Ngoài những phương pháp điều trị trên, bạn cũng nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh để nhanh chóng khỏi bệnh. Một số cách để tạo lối sống tốt như:
- Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao khoảng 30p/ngày
- Hạn chế tối đa uống rượu bia và hút thuốc lá
- Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, hoa quả tươi cho khẩu phần ăn của bạn
- Tránh để cơ thể căng thẳng và áp lực.
Vảy phấn hồng tuy là căn bệnh không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với sức khỏe, tuy nhiên nó sẽ khiến bạn khó chịu và mất tự tin. Bạn nên tìm hiểu thật kĩ lưỡng và tìm cho mình cách điều trị phù hợp để nhanh chóng khỏi bệnh nhé!
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
KOREA COSMETIC BY HÒA LÊ NGUYỄN KHÁNH
Hotline: 0933 750 121 - 0898 147 526
Địa chỉ: 380/52/8 Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
Email: hoalenguyenkhanh@gmail.com
Website: www.hoalenguyenkhanh.com
Fanpage: Hòa Lê Nguyễn Khánh Cosmetic & More
Xem thêm