Dị ứng thức ăn. Cách khắc phục và điều trị dị ứng thức ăn

04/09/2020 | 1001 |
0 Đánh giá

Dị ứng thức ăn chính là căn bệnh mà bất kì ai cũng có thể mắc phải. Tùy theo mỗi trường hợp mà mức độ nguy hiểm của nó khác nhau. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể khắc phục tối đa căn bệnh này. Bài viết này sẽ bật mí cho bạn bí quyết điều trị tình trạng này.

Dị ứng thức ăn. Cách khắc phục và điều trị dị ứng thức ăn

Khi ăn một số thực phẩm, bạn xuất hiện tình trạng ngứa ngáy trên da chính là một biểu hiện đặc biệt của bệnh dị ứng thức ăn. Vậy dị ứng thức ăn là gì? Làm sao để khắc phục tình trạng này. Bài viết này sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời.

Dị ứng thức ăn là gì?

Dị ứng thức ăn được hiểu như là một phản ứng đặc biệt của cơ thể khi bạn ăn những thực phẩm có hại. Căn bệnh này thường xuất hiện ở 2 dạng cấp tính và mãn tính. Dị ứng thức ăn cấp tính thường xảy ra đột ngột còn mạn tính thì thường xuất hiện trong khoảng thời gian dài. Căn bệnh dị ứng thức ăn nhẹ thường sẽ chỉ gây ngứa ngáy tuy nhiên nếu ở trường hợp nặng nó sẽ gây sốc phản vệ làm nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Tại sao xuất hiện tình trạng dị ứng thức ăn?

Trong cơ thể con người thường chứa khá nhiều histamine. Trong quá trình chuyển hóa thức ăn lại càng sản sinh ra nhiều histamine và một số chất hóa học khác có tác dụng làm giãn mao tĩnh mạch, thoát huyết tương và những tế bào khác. Từ đó, các chất từ thức ăn sẽ đọng lại trong cơ thể gây ra một số hiện tượng như sung huyết, tiết dịch, dị ứng thức ăn, đau bụng, buồn nôn.

Ở một số nghiên cứu, một nguyên nhân khác dẫn đến dị ứng thức ăn chính là do protein có trong thức ăn. Lượng protein này khi nấu lên vẫn giữ nguyên cấu trúc cơ bản khiến cơ thể bị phản ứng lại và dẫn đến tình trạng dị ứng thức ăn. Protein này thường không bị men tiêu hóa và axit trong dạ dày phân hủy.

Biểu hiện của dị ứng thức ăn

Khi bị dị ứng thức ăn, cơ thể sẽ xuất hiện một số biểu hiện nổi bật như nổi mề đay, ngứa ngáy; chóng mặt, thở khò khè, nghẹt mũi; đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như sung vùng môi, mặt, lưỡi, cổ họng và nặng hơn sẽ bị sốc phản vệ.

Một số triệu chứng muộn có thể tìm thấy sau một khoảng thời gian dài mắc bệnh này như: viêm da, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, táo báo, biếng ăn và giảm tập trung.

Cách chữa dị ứng thức ăn hiệu quả

1. Chú trọng đến thành phần trong thức ăn

Thành phần trong thức ăn chính là nguyên nhân lớn dẫn đến bệnh dị ứng thức ăn. Do đó, để cải thiện tình trạng này, bạn nên đọc những thật kĩ trên bao bì thức ăn những thành phần có trong sản phẩm. Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm có khả năng dị ứng cao như sữa bò, trứng, cá, đậu phộng, đậu nành, động vật có vỏ, hạt cây, múa mì…

2. Không ăn thực phẩm hết hạn, hư hỏng

Thức ăn hư hỏng, hết hạn sẽ bị biến đổi đi những hàm lượng dinh dưỡng vốn có và khiến chúng bị phản tác dụng. Vì vậy, khi ăn những thực phẩm đã hưu hỏng và hết hạn, cơ thể sẽ hình thành một số phản ứng đặc trưng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mữa hoặc dị ứng ngứa ngáy.

Xem thêm:

Công dụng của tỏi đen đối với sức khỏe con người

3. Chú ý đến thực đơn ăn uống dành riêng cho trẻ em

Đối với trẻ em thì việc kiêng cử trong ăn uống rất quan trọng và cần phải được cân nhắc thật kĩ lưỡng. Khi cho con uống sữa, mẹ nên hạn chế cho con uống sữa bò. Đến 6 tháng tuổi, không nên cho con ăn những thực phẩm gây dị ứng như trứng, hải sản, lạc trong những bữa ăn dặm. Nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm không dị ứng như gạo, rau củ, thịt heo… Việc xây dựng thực đơn ăn uống của trẻ nên cần sự tư vấn và đóng góp ý kiến.

4. Luôn chuẩn bị sẵn thuốc chống dị ứng

Trong những trường hợp khẩn cấp, bạn nên chuẩn bị sẵn như thuốc chống dị ứng để nhanh chóng khắc phục tình trạng này đồng thời giảm bớt tình trạng ngứa ngáy. Bạn có thể sử dụng một số thuốc chống dị ứng khi cơ thể có phản ứng phản vệ.

5. Bổ sung thêm vitamin cho cơ thể

Vitamin là một nguyên tố vi lượng khá cần thiết và vô cùng quan trọng với cơ thể. Đặc biệt, vitamin có khả năng làm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Vì vậy, bạn nên bổ sung thêm vitamin cho cơ thể để chống lại sự phát triển và lặp lại tình trạng dị ứng thức ăn. Bạn có thể bổ sung vitamin cho cơ thể bằng việc ăn nhiều trái cây, rau củ…

6. Vệ sinh thật sạch sẽ nhà bếp

Để hạn chế tình trạng dị ứng thức ăn, bạn nên vệ sinh nhà bếp và những dụng cụ nấu ăn thật sạch sẽ để loại bỏ đi những vi khuẩn. Ngoài ra, khi cơ thể xuất hiện những phản ứng đặc biệt sau khi ăn thức ăn bạn nên đến ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Bệnh dị ứng thức ăn sẽ thuyên giảm và nhanh chóng cải thiện nếu bạn hiểu rõ được nguyên nhân và cơ chế hình thành nó. Từ đó bạn sẽ hình thành cho mình một phương pháp đặc biệt để chăm sóc cơ thể khỏi căn bệnh dị ứng thức ăn.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
KOREA COSMETIC BY HÒA LÊ NGUYỄN KHÁNH

Hotline: 0933 750 121 - 0898 147 526

Địa chỉ: 380/52/8 Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Email: hoalenguyenkhanh@gmail.com

Website: www.hoalenguyenkhanh.com

Fanpage: Hòa Lê Nguyễn Khánh Cosmetic & More


Tin tức liên quan

Bình luận