Cháy nắng: cách khắc phục tình trạng da cháy nắng và phục hồi da cháy nắng
Cuộc sống thường nhật với nhiều cuộc vui ngoài mà chúng ta không thể bỏ lỡ hoặc cũng có thể là những chuyến di chuyển mà vô hình chung không có sự chuẩn bị chu đáo trước. Điều đó rất dễ khiến da bị tổn thương mà đặc biệt là bị cháy nắng. Vậy, sau khi bị cháy nắng, biểu hiện của da như thế nào là cháy nắng? Cách khắc phục tình trạng trên là gì? Làm thế nào để giảm hậu quả đó? Da cháy nắng rồi có thể hồi phục lại được không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Cháy nắng: cách khắc phục tình trạng da cháy nắng và phục hồi da cháy nắng
Cuộc sống thường nhật với nhiều cuộc vui ngoài mà chúng ta không thể bỏ lỡ hoặc cũng có thể là những chuyến di chuyển mà vô hình chung không có sự chuẩn bị chu đáo trước. Điều đó rất dễ khiến da bị tổn thương mà đặc biệt là bị cháy nắng. Vậy, sau khi bị cháy nắng, biểu hiện của da như thế nào là cháy nắng? Cách khắc phục tình trạng trên là gì? Làm thế nào để giảm hậu quả đó? Da cháy nắng rồi có thể hồi phục lại được không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
1. Vì sao da chúng ta lại bị cháy nắng trước tác hại của mặt trời
Khi di chuyển ngoài trời, không có sự che chắn, làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời rất có nguy cơ cao da bạn sẽ xuất hiện những biểu hiện như: đau rát, sưng tấy, ngứa ngáy thậm chí là lột da. Tất cả những dấu hiệu đó chính là một trong những biểu hiện của cháy nắng.
Cơ chế hoạt động đó là do da của chúng ta tồn tại các phân tử mang tên melanin - các hắc sắc tố. Đây là một trong những hắc sắc tố có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời với độ quang phổ rộng. Hơn thế nữa, chúng đóng vai trò như một cơ chế hoạt động sản sinh để bảo vệ da. Càng phơi nắng nhiều, melanin càng được gia tăng để bảo vệ da, khiến da sạm đen và có thể hình thành các đốm nâu.
Vậy, ánh sáng mặt trời chính là thủ phạm chăng? Nếu xét một cách chính xác, thủ phạm của quá trình trên không phải ánh nắng mặt trời mà là do tia UVB có trong ánh nắng mặt trời. Trong khoảng thời gian trước 9h sáng, tia UVB hoạt động trên da tạo nên vitamin D. Nhưng sau 9h sáng thì chúng hoạt động mạnh, tác động lên da có thể gây ra hiện tượng cháy nắng của da. Sự tác động đó còn nguy hiểm hơn nếu chúng diễn ra thường xuyên rất có khả năng ung thư da cao.
Ở một khía cạnh khác, tia UVA cũng rất nguy hiểm khi tác động lên da. Tia UVA được các chị em quan tâm nhiều hơn. Chúng không biểu hiện ra bên ngoài ngay tức khắc, mà đó là một quá trình tác động. Chúng phá hoại cấu trúc da, ăn sâu vào lớp hạ bì của da, phá hủy collagen và cấu tạo elastin, khiến da nhanh chóng mất đi độ đàn hồi và thúc đẩy sự hình thành các nếp nhăn, đồi mồi,...
Cơ chế tiếp xúc cụ thể với ánh nắng mặt trời như sau: UVB ở cường độ mạnh, melanin trong cơ thể sản sinh ra nhiều, càng nhiều để đáp ứng như cơ chế bảo vệ tự nhiên. Điều đó, đồng nghĩa với việc chúng kích hoạt khác một cơ chế khác của cơ thể, mang tên apoptosis - chế độ rụng tế bào. Khi các tế bào tự rụng quá nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bắt đầu can thiệp: máu sẽ được đưa đến các khu vực đó và biểu hiện ra bên ngoài da màu đỏ ửng.
Các tế bào tự diệt đó tạo thành một lớp như "lột da". Quá trình tự diệt này đôi lúc khiến da bị bỏng nặng và ung thư da.
2. Phục hồi làn da bị cháy nắng
- Can thiệp càng sớm càng tốt
Đây là bước quan trọng. Khi thấy da có các biểu hiện, mẩn đỏ, ngứa,... thì nhanh chóng che chắn hoặc di chuyển vào vị trí mát để da điều hòa lại nhiệt độ.
- Làm mát da càng sớm càng tốt
Có rất nhiều cách để làm mát, hạ nhiệt độ trên bề mặt da xuống. Có thể sử dụng các vật dụng như khăn lạnh, khăn mát, khăn ướt, gạc ẩm, đá bọc khăn,... tuyệt đối bạn không được tiếp xúc trực tiếp đá lạnh lên vùng da bị cháy nắng, điều này có thể khiến da trở nên tồi tệ hơn.
Quá trình hạ nhiệt được thực hiện từ từ, tiếp xúc dần dần, tránh lạnh đột ngột. Tùy vào tình trạng da mà bạn có thể duy trì thời gian làm mát da. Có thể sử dụng các loại nước uống từ bên trong nhưng hãy tránh uống các loại nước cam, chanh,... vào thời điểm này nhé!
- Uống nhiều nước
Lượng nước chiếm tới hơn 70% trọng lượng cơ thể. Và làn da cũng vậy, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc cấp nước cho làn da vào thời điểm này cũng có ý nghĩa lớn. Sau thời điểm làm mát da, để hồi phục da nhanh thì bạn nên bổ sung các dưỡng chất vitamin E, A, C,...
- Làm dịu da cháy nắng bằng các cách cơ bản sau:
+ Sử dụng trà xanh để làm dịu da. Pha trà loảng sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh. Một thời gian cho nhiệt độ vừa phải mát thì xịt nước trà mát lên vùng da bị cháy nắng và để khoảng vài phút.
+ Sử dụng dưa chuột: Bạn có thể đắp từng lát dưa chuột mỏng lên vùng da bị cháy nắng để thấy được hiệu quả sau khi bị cháy nắng.
+ Sữa chua làm dịu da. Sữa chua được xem là một trong những sản phẩm lành tính mà mang hệ miễn dịch cao cho cơ thể cũng như da.
+ Dùng nha đam để làm mát da. Gen nha đam lành tính và mang lại hiệu quả trong việc trị bỏng và làm mát da hiệu quả.
Nếu tình trạng nặng, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được sự tư vấn hiệu quả nhất nhé!
3. Chăm sóc da đều màu sau khi bị cháy nắng
Sau khi làm dịu da thì chăm sóc da như thế nào để da đều màu, phục hồi hiệu quả mà không để lại sẹo.
- Bôi kem dưỡng ẩm, để cung cấp độ ẩm cho da. Tạm thời dừng tất cả các loại chăm sóc da và điều trị da khác cho tới khi tình trạng da lành hẳn, không còn xuất hiện bong tróc, đỏ mẩn,...
Quá trình thoa kem bạn tuyệt đối không được mạnh tay, chấm nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các mọng nước.
- Đến khi tình trạng da ổn, không còn xuất hiện tổn thương thì bắt đầu làm đều màu da bằng các loại kem dưỡng ẩm, kem dưỡng trắng làm đều màu da và bảo vệ da hợp lý.
Các bước làm đều màu da bạn hãy lưu ý:
+ Tẩy tế bào chết cho da thường xuyên. Có thể sử dụng các loại chất từ thiên nhiên để tẩy tế bào chết như cám gạo, bột yến mạch, bã cà phê,... kết hợp sử dụng các thành phần trên kết hợp với sữa chua không đường, sữa tươi không đường tắm hàng tuần trong khoảng 25 - 30 phút một lần.
+ Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, kem làm đều màu da để chăm sóc da. Thoa đều kem dưỡng lên toàn bộ vùng da không đều màu thường xuyên vào mỗi tối.
+ Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da thường xuyên.
4. Làm sao để không bị cháy nắng
- Sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài. Trước khi ra ngoài nên sử dụng kem chống nắng phù hợp để bảo vệ da. Có nhiều loại kem chống nắng trên thị trường, sữa chống nắng hay viên thuốc chống nắng,...
Bạn nên sử dụng loại kem chống nắng chứa hàm lượng kẽm cao. Khi chọn kem chống nắng, hãy tìm loại kem chống nắng chứa hàm lượng kẽm từ 7-20% kẽm (Zinc). Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn nhé! Chẳng hạn như kem chống nắng sử dụng riêng cho đi biển khác với kem chống nắng làm việc ở văn phòng sử dụng hằng ngày.
- Che chắn cẩn thận: sử dụng áo khoác chống tia UV, áo bơi tay dài, kính mát,... để che chắn, phòng ngừa cháy nắng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm hằng ngày để tăng cường sức đề khác, màng bảo vệ cho da.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
KOREA COSMETIC BY HÒA LÊ NGUYỄN KHÁNH
Hotline: 0933 750 121 - 0898 147 526
Địa chỉ: 380/52/8 Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
Email: hoalenguyenkhanh@gmail.com
Website: www.hoalenguyenkhanh.com
Fanpage: Hòa Lê Nguyễn Khánh Cosmetic & More
Xem thêm